HOT HOT HOT:

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Những điều cần biết khi nuôi hươu lấy nhung

21/08/2023 06:29 GMT+7
Là một trong tứ đại danh dược cổ truyền, có giá trị kinh tế cao, những năm gần đây, nuôi hươu lấy nhung đã trở thành mô hình chăn nuôi phổ biến của nhiều bà con nông dân. Hôm nay, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu một số điều cần biết khi nuôi hươu lấy nhung.

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung cùng Sổ tay Nhà nông

Nuôi hươu lấy nhung là một trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều bà con nông dân trong những năm gần đây. Trong số phát sóng tuần này, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung đơn giản, hiệu quả.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung đơn giản, hiệu quả

Kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung

Nhung hươu hay còn gọi là lộc nhung, là sừng non của con hươu đực. Sau mỗi mùa sừng rụng, sừng mới của hươu sẽ mọc trở lại. Nhung mềm, bên trong chứa nhiều mạch máu, mô sụn, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm mịn. Chất lượng nhung phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình chăn nuôi và lấy nhung. 

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung đơn giản, hiệu quả - Ảnh 2.

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung.

Quá trình nuôi hươu lấy nhung thường chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn hậu bị là khi hươu con được từ 2-3 tuần tuổi, hươu lớn nhanh.

- Giai đoạn lấy nhung: Hươu cần được chăm sóc kỹ lưỡng, được trộn thức ăn cẩn thận, an toàn, đúng kỹ thuật. Trong giai đoạn này, cần chú ý chăm sóc và bồi dưỡng cho hươu đực lấy nhung ở các thời điểm: Trước khi động dục, sau mùa thay lông, trước và trong thời kỳ phát triển lộc nhung.

- Trong thời kỳ phối giống, hươu có biểu hiện phát dục rõ ràng, cần chú ý theo dõi, khống chế hươu mẹ chỉ nên phối giống từ 2 - 3 lần là vừa.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung đơn giản, hiệu quả - Ảnh 3.

Quá trình nuôi hươu lấy nhung.

Trong mỗi giai đoạn, khẩu phần ăn của hươu đều rất quan trọng, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho hươu, vừa tránh ảnh hưởng tới năng suất.

Ngoài thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô, bột cám), bà con nên cho hươu ăn nhiều thức ăn xanh như cỏ, nụ hoa, mầm đậu, cây trong vườn, củ quả,... Trong đó đặc biệt là các loại củ quả chứa nhiều đường và kali như cà rốt, củ cải, khoai lang… vừa bổ dưỡng, vừa hợp khẩu vị của hươu. Thường xuyên thay đổi các loại thức ăn xen kẽ, đảm bảo ngon miệng để tránh hươu chán ăn. Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm vitamin A, D, E và khoảng 20gr muối một ngày để hươu phát triển và sinh trưởng tốt.

Khi hươu đực bắt đầu mọc nhung, cần có chế độ dinh dưỡng cao hơn để nhung hươu đạt trọng lượng và có giá trị cao. Thời điểm này, nên bổ sung cho hươu các loại thức ăn nhiều dưỡng chất như chuối, ngô, cà rốt,...

Nguồn nước nuôi hươu lấy nhung cũng phải được đảm bảo an toàn, sạch sẽ, có thể pha thêm một chút muối. Mùa hè, hươu cần được cung cấp 6 - 8 lít/ngày, mùa đông cần từ 4 - 6 lít/ngày. Chú ý thay rửa máng nước của hươu hàng ngày để tránh vi khuẩn, mầm bệnh.

Trên đây là một những điều cần biết khi nuôi hươu lấy nhung. 

Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!


Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Phương Nga - Bích Ngọc