HOT HOT HOT:

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng và nhân giống nho cho người mới bắt đầu

07/08/2023 06:30 GMT+7
Nho là loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao và cần được ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Tuy vậy, cây trồng này cũng đem lại giá trị kinh tế rất tốt nên được nhiều bà con lựa chọn. Tuần này, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật trồng nho cơ bản.

Tìm hiểu kỹ thuật trồng và nhân giống nho cùng Sổ tay Nhà nông

Hiện nay có rất nhiều giống nho khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế bà con có thể chọn nho xanh, nho đỏ,… hay giống nho nào khác phù hợp với điều kiện để trồng. Tuần này, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu về kỹ thuật trồng nho cơ bản, nhằm giúp bà con có được những vườn nho đạt chuẩn, cho năng suất cao. 

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng và nhân giống nho cho người mới bắt đầu

1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho

1.1 Làm đất trồng cây

- Cần cày bừa đất trồng nho thật kỹ, vệ sinh ruộng trồng. Mật độ trồng nho thích hợp là khoảng 1800 cây/ha.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng và nhân giống nho cho người mới bắt đầu - Ảnh 2.

Kỹ thuật làm đât trồng cây nho.


1.2 Làm giàn leo cho nho

Cần làm giàn leo cho nho để cây đạt được năng suất tốt nhất. Giàn nho gồm nhiều hàng cọc giúp giàn chắc chắn. Cọc có chiều cao khoảng 1,8m, giăng dây thép theo chiều ngang và dọc chắc chắn.

Khi nho ra nhiều ngọn dài, dùng sào cắm gần dựng đứng gần gốc nho. Chọn ngọn khỏe nhất buộc cẩn thận lên sào, những ngọn phụ hoặc những cành sau này mới phát sinh đều phải cắt bỏ đến tận nách lá. Việc cắt tỉa cành ở giai đoạn này sẽ giúp cây có một thân leo duy nhất to và khỏe.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng và nhân giống nho cho người mới bắt đầu - Ảnh 3.

Làm giàn leo cho nho.

Khi ngọn chính phát triển đã cao tới giàn, lúc này cần loại bỏ các búp sinh trưởng giúp các cành cấp 1 có thể phát triển nhanh nhất. Một gốc nho chỉ nên để lại 2 - 3 cành cấp 1. Các cành cấp 1 này sẽ trở thành các tay, cần buộc chặt các tay này vào dây thép. Khi tay mọc dài khoảng 1m cần thực hiện cắt ngọn để lại trên mỗi tay nho vài cành cấp 2, những cành cấp 2 này gọi là cành quả. Buộc các cành quả vào dây thép sao cho không để chúng bị thương.

Sau khi trồng 1 năm cần cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả.

1.3 Bón phân cho cây nho

Bón phân đầy đủ và đúng liều lượng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất của quả, do đó, bà con cần chú ý liều lượng bón phân cho nho.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng và nhân giống nho cho người mới bắt đầu - Ảnh 4.

Kỹ thuật bón phân cho cây nho.

- Trước khi trồng Nho cần bón lót cho cây. Trộn đều hỗn hợp 2kg Better HG01 + 0,5 kg lân cho vào các hố trước khi trồng cây.

- Sau khi trồng khoảng một vài tháng cần pha đều dung dịch gồm 40gr phân + 10 lít nước tưới vào gốc cây.

- Những tháng sau cần rạch rãnh xung quanh gốc nho và bón khoảng 50kg/ha mỗi lần bón, sau khi rải xong phân thì lấp phẳng đất.

- Trước khi cắt cành nho cần bón cho cây 100kg/ha NPK và đồng thời phun 2 lần phân bón lá cho cây. 

- Trong quá trình cây ra trái cần bón 100kg/ha phân NPK và phun phân bón lá cho cây. 

- Khi trái lớn hơn bằng đầu ngón tay út cần bón thêm cho cây 150kg/ha NPK và phun phân bón lá better KNO3

– Sau khi thu hoạch quả cần thực hiện xới đất  và  bón 7 tấn phân hữu cơ HG01 + 100kg phân NPK trên một hecta. Đồng thời phun phân bón lá đầu trâu ĐT001 theo định kỳ khoảng 7 ngày một lần.

2. Kỹ thuật nhân giống cây nho

Nhân giống cho nho khá đơn giản chủ yếu có các phương pháp chính như: Cắm cành, chiết, ghép.

2.1 Đối với phương pháp cắm cành

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng và nhân giống nho cho người mới bắt đầu - Ảnh 5.

Kỹ thuật nhân giống cây nho.

- Bước 1: Chọn hom (cành) giống chú ý chọn cành ở những gốc cây không sâu bệnh, khỏe, cho năng suất và chất lượng quả tốt. Chọn hom nho ở vị trí chân cành với đường kính bằng khoảng đầu đũa, chiều dài khoảng 20cm, hom có 3 mắt lộc.

- Bước 2: Buộc hom nho thành từng bó nhỏ, chân hom hướng cùng về một phía.

- Bước 3: Sử dụng nilon cuốn mùn cưa ẩm bọc quanh chân hom sau đó để ở nơi có bóng râm nhẹ

- Bước 4: Sau 2 tuần cắm vào bịch. Đất trong bịch gồm cát, phân, mùn, đất mặt theo tỉ lệ 1:1:1:1 sau đó tưới giữ ẩm. Một tháng sau có thể trồng vào vị trí cố định.

2.2 Đối với phương pháp chiết cành

Chỉ thực hiện khi thấy trong vườn xuất hiện cây bị chết. Trường hợp này không thể sử dụng phương pháp cắm cành bởi nó có nhược điểm là thời gian lâu không kịp vụ. Để thực hiện phương pháp chiết, cần chọn cành nho với đường kính 10mm sau đó bóc và cạo 2 - 3cm khoanh vỏ rồi bó lại. Ưu điểm của phương pháp chiết này là rễ ra nhanh, sau 1 tháng cắt và có thể đem giâm vào bầu hoặc trồng.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật trồng và nhân giống nho cho người mới bắt đầu - Ảnh 6.

Kỹ thuật nhân giống cây nho.

Trên đây là một số kỹ thuật kỹ thuật trồng và nhân giống nho cho người mới bắt đầu.

Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Phan Hương - Thu Hường