HOT HOT HOT:

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Hướng dẫn bà con kỹ thuật làm bể nuôi cà cuống

01/08/2023 06:29 GMT+7
Một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển và chất lượng cà cuống thành phẩm là môi trường sống. Chương trình Sổ tay Nhà nông hôm nay sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật xây bể nuôi và tạo môi trường sống cho cà cuống đơn giản, đạt hiệu quả cao.

Cùng Sổ tay Nhà nông tìm hiểu kỹ thuật xây bể nuôi cà cuống đơn giản, đem lại hiệu quả cao

Cà cuống là loài côn trùng sống ở vùng nước ngọt, thường thấy ở các ao hồ, ruộng ngập nước. Cà cuống không đẻ trứng dưới nước mà đẻ trứng trên những thân, cành cây mọc nhô lên trên mặt nước. Cà cuống thường xuyên dấp nước làm ẩm cho trứng. Vì vậy, nơi nuôi cà cuống phải là những nơi có nước. Do đó, để nuôi cà cuống, bà con cần xây bể cho chúng sinh sống. Trong số phát sóng hôm nay, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng quý bà con tìm hiểu kỹ thuật xây bể nuôi cà cuống đơn giản, đem lại hiệu quả cao.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật làm bể nuôi cà cuống

1. Bể nuôi cà cuống

Bể nuôi cà cuống nên có mái che đặt cao hơn mặt bể 3 – 4m để đảm bảo đủ ánh sáng. Mái che sẽ hạn chế nắng chiếu trực tiếp xuống bể tăng nhiệt độ môi trường sống của cà cuống. Nếu không có điều kiện làm mái che thì bà con có thể giăng lưới cản nắng.

Tuy nhiên, lưới sẽ không cản được mưa. Khi có mưa, nước trong bể có thể dâng lên tràn bể. Vì vậy, bể phải làm lỗ thoát nước nằm dưới lớp gạch men ốp phía trên của bể cần phải có lưới chắn để không cho cà cuống lọt ra ngoài.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật làm bể nuôi cà cuống - Ảnh 1.

Kỹ thuật xây bể nuôi cà cuống.

Trong bể, bà con nên thả bèo tây vì rễ bèo tây có khả năng hút các chất độc và một số kim loại nặng. Khi thả bèo tây trong một thời gian, bà con cần vặt bớt các rễ già để bỏ đi, tạo điều kiện cho rễ non mọc ra. Bèo tây là chỗ trú cho các động vật thủy sinh nuôi trong bể làm thức ăn cho cà cuống.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật làm bể nuôi cà cuống - Ảnh 2.

Kỹ thuật xây bể nuôi cà cuống.

Sau một thời gian nuôi, nếu thấy nguồn nước không còn sạch, bà con cần thay nước cho bể nuôi. Trước khi tháo nước, cần vơ và dọn sạch rễ bèo đọng ở đáy bể, ngắt bỏ những lá bèo già hoặc đã chết.

2. Bể đẻ cho cà cuống

Bể đẻ chỉ cần rộng 2 – 3m2, bà con cũng xây tương tự như bể nuôi. Lưu ý, bèo tây cho vào bể đẻ phải là những cây bèo đã lớn, có gọng lá vươn cao. Cà cuống thích bò lên những chỗ cao hơn mặt nước để đẻ trứng.

Trên đây là một số kỹ thuật xây bể nuôi cà cuống đơn giản, đạt hiệu quả cao.

Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Bích Ngọc - Bùi Mai