HOT HOT HOT:

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số lưu ý khi xây nhà, đặt lồng nuôi thỏ

02/05/2023 06:30 GMT+7
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số lưu ý khi xây nhà, đặt lồng nuôi thỏ
Làm nhà, đặt lồng nuôi thỏ, là yếu tố quan trọng để giúp vật nuôi có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Sổ tay Nhà nông tuần này sẽ chia sẻ tới bà con những điều cần lưu ý trong quá trình làm nhà đặt lồng nuôi thỏ

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Một số lưu ý khi xây dựng nhà đặt lồng nuôi thỏ

Thỏ là một trong những loài vật nuôi nhỏ, rất nhạy cảm và dễ phản ứng xấu với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Tuần này, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ chia sẻ tới bà con một số điều cần lưu ý trong quá trình làm nhà đặt lồng nuôi thỏ.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Những yếu tố quan trọng trong xây nhà đặt lồng nuôi thỏ.

 1. Yếu tố nhiệt độ 

Thân nhiệt của thỏ thay đổi nhanh, dao động từ 38 – 41 độ C. Tuy nhiên chúng có ít tuyến mồ hôi ở da, nếu nhiệt độ cao trên 45 độ C, chúng sẽ chết sau 1 giờ.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Những yếu tố quan trọng trong xây nhà đặt lồng nuôi thỏ - Ảnh 2.

Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng.

Lưu ý: Bà con nên duy trì nhiệt độ chuồng thỏ từ khoảng 20 – 28 độ C. Thỏ chịu lạnh tốt hơn nên bà con cũng cần tránh đặt chuồng ở những nơi có sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa ngày và đêm, giữa các tháng.

 2. Yếu tố gió 

Thỏ là động vật ưa mát sợ nóng, nếu gặp gió to, gió lùa thẳng vào chuồng nuôi thì thỏ có nguy cơ viêm mũi, cảm lạnh cao.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Những yếu tố quan trọng trong xây nhà đặt lồng nuôi thỏ - Ảnh 3.

Nên lựa chọn hướng Đông Nam để làm nhà đặt lồng nuôi thỏ.

Chính vì thế, bà con nên bố trí nhà đặt lồng nuôi thỏ hợp lý, có thể lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để tránh gió lùa trực tiếp hay gió mùa Đông Bắc. Mặc dù hạn chế gió nhưng chuồng nuôi vẫn phải thông thoáng, mát mẻ.

 3. Yếu tố độ ẩm

Thỏ không thích hợp với môi trường có độ ẩm cao, thường xuyên có nước ứ đọng. Do đó, độ ẩm của nhà đặt lồng nuôi thỏ nên duy trì ổn định từ 60 – 80%. Chuồng nuôi thỏ cần tránh xa khu vực quá ẩm ướt, bí bách, vùng đầm lầy, nhiều sương mù, những nơi nước trũng nhiều muỗi.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Những yếu tố quan trọng trong xây nhà đặt lồng nuôi thỏ - Ảnh 4.

Thỏ không thích hợp với môi trường có độ ẩm cao.

 4. Yếu tố ánh sáng 

Khu vực nhiều ánh sáng cũng không có lợi cho sự phát triển của thỏ. Mặt khác, mắt thỏ rất sáng, có thể nhìn được và ăn thức ăn cả trong đêm tối nên khi làm  nhà đặt lồng nuôi thỏ bà còn có thể chọn nơi có bóng cây râm, dưới các tán cây to để vừa làm mát vừa hạn chế ánh sáng.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Những yếu tố quan trọng trong xây nhà đặt lồng nuôi thỏ - Ảnh 5.

Khu vực nhiều ánh sáng cũng không có lợi cho sự phát triển của thỏ.

Bên cạnh đó, vách nhà cần xây cao để tránh gió lùa nhưng xung quanh vách cần có cửa sổ thoáng, có cửa ra vào ở hai đầu nhà. Phần vách cũng có thể đan bằng tre, gỗ. Nền nhà láng bằng xi măng hoặc lát gạch đỏ, dốc dần về cuối chuồng để dễ dọn dẹp vệ sinh và thoát nước.

Lưu ý: Bà con dựa vào số lượng và quy mô nuôi để xác định kích thước nhà nuôi thỏ phù hợp.

Chăn nuôi thỏ có vốn đầu tư nhỏ, xoay vòng vốn nhanh. Dựa vào những đặc tính của thỏ và yếu tố chuồng trại phù hợp, thỏ sẽ cho năng suất cao. Hi vọng với những thông tin trên, bà con có thể nắm vững và chăn nuôi thỏ đạt hiệu quả cao. Chúc bà con thành công!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2,3,5,6 trên trang web Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Bích Ngọc - Phương Mai - Thu Hà