HOT HOT HOT:

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi đà điểu thương phẩm cho người mới bắt đầu

11/09/2023 06:29 GMT+7
Tại sao khi làm chuồng nuôi đà điểu cần phải rải một lớp cát dày trên nền? Bà con hãy cùng tìm hiểu nội dung này và những kỹ thuật nuôi đà điểu thương phẩm trong chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này.

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu thương phẩm cho người mới bắt đầu cùng chương trình Sổ tay Nhà nông

Đà điểu có nguồn gốc ở sa mạc, chúng thường xuyên tắm cát, bới cát vung vẩy khắp người rồi xù lông rũ cho sạch cát để làm sạch cơ thể. Vì vậy ở chuồng nuôi và sân chơi của đà điểu cũng cần rải cát để đà điểu tắm, hơn nữa nếu không rải cát khi thời mưa sẽ làm cho sân nuôi đà điểu lầy bùn, bùn đất bám vào lông sẽ là nguồn gốc gây bệnh cho đà điểu. 

Bà con hãy cùng theo dõi chương trình Sổ tay Nhà nông để tìm hiểu thêm nhiều kỹ thuật nuôi đà điểu thương phẩm.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi đà điểu thương phẩm cho người mới bắt đầu.

Đặc điểm của đà điểu là thích chạy nên cần phải có đủ không gian và đường chạy cho đà điểu, như vậy đà điểu có thể chạy tăng tốc lên tốc độ tối đa mà không bị chướng ngại vật cản trở. Trong giai đoạn nuôi thịt đà điểu chủ yếu sống ngoài trời vì vậy cần trồng thêm cây xanh để đà điểu tránh nắng. Cần có thêm mái che nhỏ để che máng ăn và nước uống, tránh khi trời mưa nước mưa vào máng ăn làm hỏng thức ăn và ánh nắng mặt trời làm thức ăn nhanh bị thiu.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi đà điểu thương phẩm cho người mới bắt đầu - Ảnh 1.

Yêu cầu về chuồng trại nuôi đà điểu.

Đà điểu sống trên sa mạc hàng ngày phải đối mặt với rất nhiều các mối nguy hiểm ở bên ngoài vì vậy hệ thần kinh của đà điểu rất phát triển, khi nghe tiếng các âm thanh to, các vật lạ hoặc người lạ mặt đà điểu thường tụ lại một góc và sợ sệt lúc này đầu chúng ngẩng cao và quan sát bốn phía. Khi có âm thanh lớn đà điểu có thể bị hoảng loạn, chạy lung tung chúng có thể bị va đập vào bất kỳ chướng ngại vật nào, thậm chí có thể giẫm đạp lên nhau để chạy. Vì vậy chúng có thể bị hỏng chân, gẫy cổ, rách da dẫn đến nguy hiểm.

Ngoài ra, đà điểu là loài ăn tạp, chúng có thể nuốt tất cả những gì mà vừa miệng vì vậy cần phải rọn dẹp sạch sẽ khu vựng chăn nuôi đà điểu, nhất là những mảnh kim loại nhỏ, mảnh chai, mảnh sành, sứ các loại, tránh không để đà điểu nuốt những thứ này vào bụng, không tiêu gây ra tắc ruột rồi chết.

Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố cần lưu ý khi nuôi đà điểu. Giai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi nhu cầu về đạm và vitamin cao để đáp ứng đủ cho sự phát triển của đà điểu, tăng trọng ở cuối giai đoạn này đạt từ 12 - 13 kg/tháng.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi đà điểu thương phẩm cho người mới bắt đầu - Ảnh 2.

Chế độ dinh dưỡng cho đà điểu.

Đà điểu có khả năng tiêu hóa chất sơ rất tốt vì vậy cần phải bổ sung rau cỏ xanh các loại, tốt nhất là băm hoặc thái khoảng 3 - 4cm để dễ ăn, có thể để rau, cỏ ở máng riêng hoặc để lên phía trên của thức ăn tinh để đà điểu dễ ăn.

Rau xanh dùng cho đà điểu có thể là lá bắp cải, xu hào, cỏ voi non, rau muốn, rau lấp,... Nếu trong sân chơi có bãi cỏ tự nhiên thì đà điểu có thể tự ăn cỏ mà không cần phải bổ sung thêm các loại rau xanh.

Trên đây là một số kỹ thuật nuôi đà điểu thương phẩm cho người mới bắt đầu.

Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com

Bích Ngọc - Vân Anh